LẠY SÁM HỐI

Vào thế kỷ thứ 5, Phật Tê-ra-sa-ra qua Tây Tạng nhận pháp tu từ Phật Liên Hoa Sanh. Sau khi trở về quê hương, Ngài nhận thấy trình độ của dân chúng còn quá thấp, nghiệp chướng thì quá nhiều nên Ngài sinh ra pháp Lạy sám dựa theo nguyên lý vận chuyển năng lượng trong cơ thể. Về nghiệp thì con người có nghiệp quá khứ và nghiệp hiện tại (định nghiệp). Khi con người đầu thai vào để xây dựng nên thân thể này tùy theo nghiệp thiện ác trong quá khứ mà xây dựng những lỗ năng lượng ở lục phủ ngũ tạng khác nhau. Ví dụ nghiệp trong quá khứ tội lỗi thuộc về tim hay gan nên khi vô xây dựng lỗ năng lượng của tim gan nhỏ nên không đủ năng lượng chuyển hóa sinh đau tim đau gan. Phật Tê-ra-sa-ra mang hình hài người nữ, vì tình thương đối với chúng sanh muốn chúng sanh chuyển đổi nghiệp lực bằng cách tạo dòng áp suất để di chuyển tạo công suất trong năng lượng ở trong cơ địa này. Từ đó cơ thể giúp khỏe mạnh, ít đau bệnh. Lạy sám dựa theo nguyên lý hút năng lượng bên ngoài (năng lượng vũ trụ) vô. Muốn hút được năng lượng phải có một sự chênh lệch áp suất bên trong cơ thể thì mới hút được năng lượng. Con người nhận năng lượng vũ trụ từ đỉnh đầu. Các loài súc sanh nhận năng lượng từ các đốt sống nằm ngang trên lưng. Nhưng con người ngày nay do tham đắm, nhiễm ô nặng nề nên không đủ năng lượng cho sự sinh hóa nên phải kết hợp nhận năng lượng bên ngoài qua các đốt sống.Về nguyên tắc cũng phải đóng huyệt để tạo một sự chênh lệch áp suất nhằm hút năng lượng từ trên đỉnh đầu vì đó là cái nguyên bản là năng lượng chính trong sự sống. Chính khi có sự chênh lệch áp suất buộc phải hít thật sâu nên khi duỗi thẳng cột sống sẽ có nhiều điểm nhiều cơ quan cùng chênh lệch áp suất sẽ hút năng lượng rất mạnh. Vì thế sẽ tạo ra một dòng sinh khí mạnh mẽ đồng thời tạo năng lượng áp suất xoáy mạnh vào mở rộng những lỗ huyệt của tạng phủ làm cho tạng phủ nhận đủ năng lượng giúp hoạt động tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính vì thế, Lạy sám giúp tiêu trừ nghiệp chướng rất nhanh nhất là những nghiệp chướng của thế giới bên ngoài làm ta phiền não, nghiệp làm con người sinh đau bệnh hay cơ thể thiếu năng lượng sinh đau đầu chóng mặt. Lạy sám tạo một sự thay đổi từ thân tâm như cơ thể khỏe mạnh, đầu óc lúc nào cũng tỉnh táo mà đầu óc tỉnh táo thì thông minh sáng suốt sẽ thấy mọi sự rõ ràng nên làm việc chính xác.

Đọc tiếp »

DỊCH CÂN KINH

Nguyên lý của Dịch Cân Kinh là nạp khí lấy khí làm chủ, khi áp suất mạnh lên sẽ đẩy khí đi khắp các mạch máu (mạch máu sẽ không bị đóng váng gây tình trạng tắc nghẽn) giúp cho sự vận chuyển được nhịp nhàng, khi tăng áp suất khí trong mạch máu sẽ làm sự vận hành trong cơ thể được lưu thông. Khi tập cần phải dựa trên nguyên lý hít thật sâu cho hai lá phổi nở ra đồng thời phải bế huyệt để hút khí của trời đất và vận chuyển năng lượng đó về lục phủ ngũ tạng, nếu không bế huyệt khí sẽ tuột ra ngoài không có tác dụng. Dịch Cân Kinh thường được biết đến từ thời Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhưng trước đó cũng đều có Dịch Cân Kinh. Bất kì ai nếu tu hành đạt đến đẳng cấp như vậy cũng sẽ thấy được sự vận hành trong cơ thể và cũng đều chỉ ra được phương pháp Dịch Cân Kinh như vậy. Tập Dịch Cân Kinh nhằm điều chỉnh lại lục phủ ngũ tạng điều chỉnh lại áp suất trong cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh thì đầu óc ta sáng suốt tỉnh táo nên làm gì cũng chính xác mà điều quan trọng nhất là ta luôn khỏe mạnh để tu hành. Con người có hai chất liệu để hoạt động đó là năng lượng vật chất và năng lượng  vũ trụ. Phải chuyển hóa được từ năng lượng vật chất qua năng lượng vũ trụ và năng lượng vũ trụ sang năng lượng vật chất. Ví dụ như sau một đêm ngủ ta thấy người khỏe hơn là do cơ thể đã nhận được một ít năng lượng của vũ trụ nhưng ở dạng vô thức. Như khi thức ăn vào cơ thể qua quá trình trao đổi chất sẽ chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho mọi hoạt động của con người. Ta cũng như một cái đèn dầu, đèn cần dầu (vật chất) nhưng để cháy sáng cần có không khí (vũ trụ), tim đèn là dây dẫn để chuyển hóa từ dầu thành ngọn đèn. Con người mất năng lượng là do hoạt động quá nhiều, suy nghĩ, tức giận, buồn phiền quá nhiều. Tâm lúc nào cũng mơ mộng ảo tưởng, công việc toan tính tất bật nên con người không làm chủ được hơi thở, thở cạn sẽ gây đình trệ hơi thở làm thiếu khí vận hành trong cơ thể ảnh hưởng đến tạng phủ làm cơ thể uể oải, mệt mỏi, sự thọ giảm dần. Cơ thể chúng ta hoạt động theo nguyên lý màng dập, thức ăn vào bao tử được co bóp theo hoạt động của cơ hoành. Cơ hoành chính là màng dập. Còn hai lá phổi là trung tâm chứa sự điều tiết của áp suất. Nên khi ta hít thật sâu cơ hoành sẽ ép xuống, khi thở ra cơ hoành sẽ đi

Đọc tiếp »