SỰ PHẬT

 

 

“Ôi mạt pháp! Ác thế thời!

Chúng sanh phước mỏng không cầm chế.

 

Hiền Thánh xa rồi, tà vạy sâu.

Ma mạnh pháp yếu nhiều ác tệ,

Nghe nói Như Lai phép đốn tu,

Hận chẳng nghiền tan như ngói bể.

 

Tại tâm làm, tại thân chịu,

Đừng có kêu oan chớ trách người.

Muốn khỏi nghiệp vương muôn kiếp lụy,

Vành xe chánh pháp chớ chê cười”.

(CHỨNG ĐẠO CA)

 

Trong thời mạt pháp này, giáo lý của Phật Thích Ca đã hết, chúng sanh mê mờ, rối ren không đủ công đức gặp Phật, gặp chánh pháp. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng đời này không có Phật, đời này không tu giải thoát được. Thời này, ma quỷ lộng hành, nhiều người mượn đạo tạo đời vì danh vì lợi mà bất chấp luật nhân quả, biến đạo Phật thành công cụ để dụ dỗ, lừa gạt chúng sanh. Điều này cũng đúng theo kinh điển để lại, khi Phật Thích Ca thành đạo cũng đã giao kết với Ma vương đến thời mạt pháp thì chùa Phật sẽ là chùa ma, con phật sẽ là con ma, giáo lý của Phật trở thành giáo lý của ma. Đây là quy luật tất yếu của thịnh – suy. Giáo lý của Phật Thích Ca đã tận diệt để bắt đầu một giáo lý mới của một vị Phật mới – vị Phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất này. Đó chính là Phật Di Lặc. Chúng ta đừng nghĩ rằng Phật Di Lặc là một hình ảnh từ trên trời giáng xuống với hào quang chiếu sáng ngời, thần thông bay nhảy. Không riêng gì Phật Di Lặc mà bất kì một vị Phật nào khi xuống cõi ta bà này cũng mang nhân tướng của một con người bình thường cũng sống trong đời sống này. Nhưng trí tuệ và tình thương của Chư Phật thì thật không thể nghĩ bàn.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật có nói rằng: “Ta ra đời chỉ với một đại sự nhân duyên là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh”.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật bảo với Tu Bồ Đề: “Phàm hễ có tướng đều là hư vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều không phải tướng, chính là thấy Như Lai”.

“Tất cả những pháp hữu vi

Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.

Như bóng nước, như ảnh tượng.

Xét suy như thế cho tường chớ quên”.

Nếu tìm Phật mà dựa vào ba mươi hai tướng tốt thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng tốt chẳng lẽ là Phật hay sao?

Nếu tìm Phật mà dựa vào thần thông thì Thiên Ma Ba Tuần cũng có thần thông chẳng lẽ là Phật hay sao?

Chính vì vậy mà Đức Thích Ca nói rằng: 

“Nếu dùng sắc thấy ta.

Dùng tiếng tăm cầu ta.

Người ấy tu tà đạo.

Chẳng thấy được Như Lai”.

Phật là người thức tỉnh. Phật là người không còn bị nhiễm ô thế gian. Phật là người làm chủ được sanh tử. Phật là người đã thấy được thực tướng, không còn bị giả tướng làm cho mê mờ gọi là minh diệt vô minh.

 

Không riêng gì phương Đông mà cả phương Tây, các nhà tiên tri cũng đều cho rằng thánh nhân sẽ xuất hiện ở phương Đông để cứu độ chúng sanh trong thời mạt kiếp này. Những thập niên 90 đến những năm 2000, những nhà chiêm tinh hay thần học của Nhật Bản khi biết thánh nhân đã xuất thế tại Việt Nam, họ đã có một phái đoàn đi khắp các chùa để tìm Minh Vương hay Phật Di Lặc nhưng không sao tìm được Ngài. Bên đạo Hòa Hảo hay Cao Đài cũng đều cho rằng Phật Di Lặc đã xuất hiện nhưng không ai biết Ngài ở đâu. Với trí tuệ bình thường của chúng sanh thì không ai có thể nhận ra Ngài.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói Bồ Tát Di Lặc chỉ thường lui tới với những nhà quyền quý, giàu có nên bị Đức Phật quở trách. Nên thời của Phật Di Lặc, Ngài sẽ sống ẩn dật trong nhân gian mà độ người hữu duyên chứ Ngài không sống ở nơi chùa tự. Nơi ở của Ngài gọi là đạo tràng và người tu theo Ngài cũng ở một nơi gọi là đạo tràng. Bồ Tát Di Lặc được Phật thọ ký sẽ là vị Phật cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất. Ngài sẽ tu thức đại mà thành để trở thành bất thức và thành tựu từ pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông (Quán Âm) cũng là pháp môn cho chúng sanh tu thời mạt pháp. Chính vì vậy, để tìm Phật Di Lặc trong thời mạt kiếp này chúng ta phải nhìn vào giáo lý và pháp môn của Ngài có giúp chúng sanh giải quyết được vấn đề nội thể để đi đến sự giải thoát hay không đồng thời phải kiểm chứng lý – sự đó xem có phù hợp với kinh điển để lại hay không.

Để nhìn nhận về một vị Phật ta phải nhìn vào trí tuệ của Ngài. Trí tuệ này vượt trên sự hiểu biết bằng kiến thức của thế gian. Trí tuệ này thấy cả càn khôn vũ trụ, thấy được cội nguồn của sinh tử và con đường đi đến sự giải thoát. Chỉ có công năng của một vị Phật mới giúp chúng sanh giải thoát ngay trong hiện tiền với những người thượng căn thượng trí và với những người tiểu căn tiểu trí sẽ giúp rút ngắn từ trùng trùng kiếp luân hồi chỉ còn vài kiếp luân hồi để đi đến sự giải thoát.

Nếu đủ duyên các vị đọc, các vị nhận và các vị tu thì các vị sẽ thấy biết rõ ràng, tường tận từ gốc rễ của sự tu hành. Không phải đời này không có Phật nhưng do chúng sanh duyên kém không đủ công đức gặp Phật. Cũng chính vì thế mà Chư Phật vì thương chúng sanh đã mở tâm từ bi tạo duyên và cho chúng sanh mượn luôn công đức của Chư Phật để chúng sanh được gặp Phật gặp chánh pháp tu hành. Phật không bỏ chúng sanh. Mặc dù chúng ta vẫn còn đầy nghiệp chướng, nợ nần nhân quả nhưng đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta vượt qua những ngày dài tận diệt của thời mạt pháp. Các vị cũng đừng vội vàng mà hãy suy nghĩ, tìm hiểu, tra cứu xem lý – sự có phù hợp kinh kệ hay không. Nếu các vị thấy rõ ràng và cảm ứng được thì các vị là người may mắn được Chư Phật lựa chọn.

Thật vậy, chỉ có Phật mới giúp chúng sanh rút ngắn sự phiền não, sự luân hồi vì mỗi người đều có tánh giác (tánh biết) do chấp lầm những ảo tưởng bên ngoài nên quên đi tánh giác đó. Ngay khi hiểu ra tất cả chỉ đều là ảo tưởng thì tự bản giác sẽ trở nên trong sáng. Chỉ có một vị Phật với trí tuệ Phật mới có đầy đủ lý phật và sự phật để giúp chúng ta từ một chúng sanh vô minh trở thành một vị Phật có minh, từ ngọn đèn tắt trở thành ngọn đèn sáng.

Minh sư là người thực chứng có đủ quyền năng đưa ta từ lý đến sự một cách trọn vẹn. Nếu hiểu rõ lý thì thành Phật rất dễ nhưng vì nghiệp chướng làm ta không thắng nổi những cảm giác, chúng ta lầm ảo tưởng đó là thật nên dẫn ta muôn trùng kiếp luân hồi. Khi hiểu lý rồi thì cần phải có sự mà sự được đúc kết từ lý. Sau khi khai ngộ về lý, Minh sư sẽ chỉ dẫn ta tiến trình tu tập từ chúng sanh vô minh đến Phật Nhiên Đăng từ chúng sanh vô minh tăm tối bị cột đầy nghiệp chướng qua từng đẳng cấp tu hành cho đến khi trở về đất Phật. Nếu kiếp này không giải thoát được tại vì chủng tử nghiệp ta quá nặng nhưng với những phương pháp của vị Minh sư thì chỉ một vài kiếp là giải thoát. Còn với chúng sanh vô minh thì muôn trùng kiếp.

Tiến trình tu tập theo các pháp môn của vị Minh sư được chia làm ba tầng:  

Hạ tầng: Gồm các pháp Dịch Cân Kinh, Lạy Sám, Định Niệm Hơi Thở, Thân Hành Niệm. Các pháp môn này nhằm giúp cân bằng lại sức khỏe giúp vận chuyển thông lưu dòng năng lượng trong cơ thể, giải quyết những vấn đề nghiệp trong nội thể và ngăn nghiệp bên ngoài tác động vào, làm tăng sức định và tiêu diệt đi thế giới cảm giác để dẫn người tu đến tầng cao hơn để đi đến sự giải thoát hoàn toàn. Nếu người nào có chủng tử nghiệp nặng nề thì những phương pháp này sẽ giúp họ tránh được nghiệp ba đường dưới mà kiếp sau giữ được thân người để tu hành rút ngắn kiếp luân hồi từ trùng trùng kiếp chỉ còn một vài kiếp là đạt đến sự giải thoát.

Trung tầng: Gồm pháp môn Quán Âm. Là tầng của các đẳng cấp âm thanh khác nhau mà Minh sư sẽ thọ pháp và hướng dẫn cho các vị theo từng tầng âm thanh Phạm Âm, Thắng Bỉ Thế Gian Âm, Lôi Chấn Âm, Hải Triều Âm. Trong mỗi âm thanh sẽ có từng tầng âm thanh theo từng tần số khác nhau và qua từng đẳng cấp tu mà người tu sẽ cảm nhận được.

Thượng tầng: Gồm pháp môn Chuyển Hóa Năng Lượng. Minh sư sẽ thọ pháp môn này cho các vị và hướng dẫn các vị chuyển hóa từ năng lượng vật chất lên năng lượng vũ trụ và chuyển hóa từ năng lượng vũ trụ xuống năng lượng vật chất. Minh sư sẽ mồi lại ngọn đèn tắt của các vị thành ngọn đèn sáng và các vị tinh tấn tu hành để giữ ngọn đèn sáng mãi để hòa nhập A Di ĐÀ là các vị giải thoát hoàn toàn.

Sự tu thực nghiệm rõ ràng con đường giải thoát nằm ngay ở trong tâm chứ không mê mờ hư ảo bằng những lời nói phù phiếm bên ngoài. Nhưng do con người phóng tâm ra bên ngoài nên cần có những pháp môn thực hành để riềng tâm mình lại không cho chạy theo những ảo tưởng bên ngoài. Khi tâm mình đã thuần rồi thì buông bỏ những pháp môn đó để lên những cảnh giới cao hơn. Như trong mười bức tranh chăn trâu vậy.

HẠ TẦNG: Quý vị cần tìm hiểu về giáo lý một cách thật rõ ràng và quý vị cũng cần tra cứu kinh điển xem giáo lý này có phù hợp với những gì kinh điển để lại hay không và vị Minh sư này có đủ khả năng dìu dắt các vị tu hành hay không. Khi quý vị tin tưởng vào giáo lý và có đầy đủ đức tin nơi vị Minh sư, các vị cảm ứng được và thấy được đây đúng là con đường tu tập giải thoát đồng thời các vị có tâm tha thiết với sự tu hành, với tâm mong cầu giải thoát thì các vị sẽ được Minh sư truyền pháp từ pháp Dịch Cân Kinh, Lạy Sám, Định Niệm Hơi Thở, Thân Hành Niệm. Đỉnh cao của hạ tầng là pháp môn Thân Hành Niệm. Những pháp môn đó sẽ giúp cho các vị tẩy rửa được những tội lỗi nghiệp chướng từ tiền kiếp cũng như nghiệp của kiếp này mà không một ai có thể hướng dẫn các vị ngoài vị Minh sư này. Đạo Phật là đạo thực nghiệm thì các vị phải đi vào cuộc thực nghiệm để giải quyết nghiệp của chính các vị chứ không ai làm thay được cho các vị cũng không phải bằng những lời nói suông hay những lời tụng niệm mà các vị sạch nghiệp hay giải thoát. Các vị phải riềng tâm mình lại mà tiêu diệt đi những cảm giác những thói quen huân tập nhiều đời nhiều kiếp. Chính khi các vị tinh tấn tu hành những pháp môn này các vị sẽ luôn giữ đúng giới luật và luôn ở trạng thái thức tỉnh, đầu óc lúc nào cũng tỉnh táo sáng suốt là các vị đang khai mở về trí tuệ và chuyển nghiệp.

 Khi nhận pháp các vị phải nhập vào đạo tràng và tuân thủ quy định của đạo tràng, tuân theo sự hướng dẫn của Minh sư trong quá trình tu tập. Các vị phải ở nơi đạo tràng để có lực lượng bảo vệ (là sự hộ trì của Long Thiên Hộ Pháp, ở trong vòng phong tỏa năng lượng của Minh sư) của vị Minh sư và nương tựa nơi tăng đoàn vì khi mới nhận pháp mà các vị về nhà ra khỏi sự bảo vệ của Minh sư thì các vị sẽ bị ma quỷ quấy phá cướp mất pháp làm các vị không tu được rồi sa ngã. Như ngọn đèn mới được mồi cần phải che chắn để không bị gió thổi tắt, ngọn đèn chưa được bừng sáng mà ra gió sẽ bị gió thổi tắt ngay.

Tầng Hạ – tầng Dục giới, tầng này dạy con người sống hoàn thiện trong dục giới. Nếu các vị được nhận pháp và tích cực hành trì để tiêu diệt cảm giác thì các vị đã thắng được trời Dục giới. Như Ngài Đế Thích cũng tu từ pháp môn Định Niệm Hơi Thở này mà thắng được những cảm giác thế gian và không phạm bất cứ một giới nào nên sau khi mất Ngài đã lên làm chủ cõi trời Dục giới. Nếu các vị có căn cơ cao thì các vị sẽ được Minh sư trực tiếp truyền pháp môn Quán Âm còn với người căn cơ thấp thì những pháp môn ở tầng hạ cũng giúp các vị kiếp sau giữ được thân người để tiếp tục tu hành mà rút ngắn kiếp luân hồi.

Vị Minh sư này ra đời lâu rồi nhưng theo chu kỳ của thái cực thì khi Ngài hiểu đạo hiểu được bản chất của Phật thì lúc đó phần âm ở trên, phần dương ở dưới nên Ngài phải chịu nghiệp quả để trả công nợ từ tiền kiếp. Ngài ẩn dật trong nhân gian mà cứu hóa chúng sanh và có rất nhiều người theo Ngài nhận pháp tu hành. Nhưng với trí tuệ của Ngài thì Ngài chỉ đưa chìa khóa giả còn kho báu Phật pháp Ngài không truyền để khi thiên cơ đến Ngài mới đem kho báu đó ra hướng dẫn chúng sanh tu hành. Chính vì vậy có một số người sau khi ăn cắp pháp đã ra đời tự nhận là Minh sư cũng với lý thuyết đó cũng với những pháp môn Dịch Cân Kinh, Lạy Sám, Định Niệm Hơi Thở, Thân Hành Niệm và hướng dẫn về âm thanh, ánh sáng của tự tánh. Chính vì thế mà những Minh sư giả đó đã hại không biết bao nhiêu người trầm luân. Ví dụ như phương pháp chế nước từ bình này qua bình kia, về phương pháp là những pháp môn tu nhưng cơ bản nước trong bình là nước gì mà chúng sanh không biết cứ cho phương pháp đó là tốt. Nước trong bình chính là tâm. Nước đen thì chính là tâm ma quỷ. Nếu trong bình là nước đen (tâm ma quỷ) thì khi chế qua bình kia vẫn là nước đen nên với tâm ma quỷ đó mà truyền pháp thì những người tu đó đều thành thiên ma.

Nếu tâm ma thì pháp Phật cũng thành pháp ma. Khi đã là tâm Phật rồi thì pháp ma cũng thành pháp Phật. Vì nhất thiết vi tâm tạo. Cũng tâm đó thành Phật. Cũng tâm đó thành ma. Khi đã là tâm ma rồi thì chỉ gieo ác nghiệp. 

Nếu các vị nào đang nghe theo lý và thực hành những pháp môn như thế từ những Minh sư giả đó thì mong rằng các vị hãy bình tĩnh ngồi xuống xếp bằng và nghiệm lại xem cảm giác của mình đã hết hay ngày càng lớn mạnh hay xem cái lưỡi ma của mình đã thật sự tắt hay đang phát triển dài thêm. Vì tu là để tiêu diệt đi những cảm giác nếu tu mà cảm giác ngày càng lớn mạnh thì rõ ràng là đang tu ma.

TRUNG TẦNG: Tầng Sắc giới – dạy con người bảo toàn được năng lượng, lìa bỏ vật chất dục giới. Ở tầng trời thứ hai này chỉ có pháp môn Quán Âm với các tầng âm thanh khác nhau theo từng đẳng cấp mà Minh sư sẽ thọ pháp âm thanh phù hợp với căn cơ của các vị.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát Quán Âm đã trình bày phần tu chứng pháp môn Quán âm với các dòng nghe khác nhau. Gồm ba đẳng cấp dòng nghe:

Đẳng cấp dứt dòng nghe bên ngoài, đưa dòng nghe vào bên trong: Từ văn-tư-tu mà nhập tam-ma-địa. Ở trong tánh nghe mà được vào dòng, mất tướng sở-văn. Chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động và tĩnh rõ ràng không sinh. Đẳng cấp này tương ứng với tầng âm thanh Phạm Âm. Tiếng Phạm Âm là âm thanh cơ bản của vũ trụ mà bên Thiên Chúa gọi là Ngôi Lời hay Tiếng Nhạc Trời.

Đẳng cấp dứt dòng nghe bên trong: Cả năng-văn và sở-văn đều mất, năng-giác và sở-giác cũng đều không. Dòng nghe của âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm, Lôi Chấn Âm. Khi hành giả đạt đến tầng âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm (OM MA NI PAD ME HUM) thì hành giả không còn bị trói buộc bởi những cảm giác thế gian.

Đẳng cấp không nghe dòng nghe bên trong (không nghe của cái nghe): Cả hai ý niệm “năng-văn, sở-văn” và “năng-giác, sở-giác đều không” đều bị dứt trừ trọn vẹn; năng-không và sở-không hoàn toàn tiêu mất. Sinh diệt đã tiêu vong thì cảnh giới tịch diệt hiện rõ trước mắt. Khi hành giả đạt đến đẳng cấp của tầng âm thanh này thì hành giả chỉ còn nghe tiếng nổ của Lôi Chấn Âm sau đó âm thanh lan tỏa nhẹ nhàng êm dịu của tiếng Hải Triều Âm.

Quá trình tu Quán Âm là một sự liên tục của các tầng âm thanh vì khi hành giả tu đến đẳng cấp này là tâm họ đã bất thối chuyển trước thế gian, thế gian không còn gì để nhiễm ô. Phân các pháp ra từng tầng từng đẳng cấp cũng chỉ nhằm giúp người tu dễ cảm nhận dễ hiểu mà thôi. Cũng như đạo không phải là kiến văn tri giác nhưng nhờ có kiến văn tri giác mà hiểu đạo. Khi hiểu đạo rồi thì phải bỏ kiến văn tri giác.

Đến đẳng cấp tu trung tầng này, các vị sẽ được Minh sư thọ pháp Quán Âm từ tiếng Phạm Âm lên Thắng Bỉ Thế Gian Âm nhờ vào phương pháp Chuyển hóa năng lượng để chuyển hóa từ năng lượng vật chất lên năng lượng vũ trụ và quan trọng hơn là Minh sư sẽ hướng dẫn các vị phương pháp chuyển hóa từ năng lượng vũ trụ xuống thành năng lượng vật chất. Để chuyển hóa âm thanh thì pháp môn Chuyển Hóa Năng Lượng cực kỳ quan trọng để chuyển hóa từ tiếng Phạm Âm lên Thắng Bỉ Thế Gian Âm, chuyển hóa từ tầng trời thứ nhất lên tầng trời thứ hai là chuyển hóa tầng từ trời Dục giới lên tầng trời Sắc giới mà người tu sẽ cảm nhận được rõ ràng theo từng đẳng cấp tu. Ví như ta đang ở dưới đáy biển mà ngước lên nhìn mặt trời qua làn nước thì thấy mặt trời sáng mờ mờ càng lên mặt nước thì thấy mặt trời càng sáng rõ. Khi ở dưới nước quá lâu chân ta bị đá đè chặt bị rong rêu quấn lấy thì phương pháp này sẽ cắt hết rong rêu, hất văng những tảng đá đang đè trên chân để ngoi lên mặt biển. Càng ngoi lên thì áp suất nước càng giảm nhẹ, ánh sáng mặt trời càng lúc càng rõ. Đến khi ngoi lên mặt nước thì toàn thân nhẹ nhàng và lúc này sẽ nghe tiếng Lôi Chấn Âm và bơi theo tiếng Hải Triều Âm để vô bờ.

Khi chuyển hóa được âm thanh Phạm Âm, lúc này các vị sẽ thật sự nghe âm thanh bên trong kể cả âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm (OM MA NI PAD ME HUM). Tiếng OM MA NI PAD ME HUM là âm thanh bên trong – âm thanh của tự tánh – âm thanh nguyên bản của vũ trụ – chứ không phải âm thanh niệm bằng miệng.

Trong quá trình tu âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm, năng lượng bên trong vận chuyển sinh ra âm thanh OM MA NI PAD ME HUM là đã trở về lại nguyên bản lúc vũ trụ hình thành hai thái cực âm dương cũng là lúc trời đất phân chia. Từ vô cực chuyển sang thái cực, từ thái cực bắt đầu phân tách tạo ra âm thanh và kéo dài theo sự chuyển động va chạm năng lượng sinh ra tiếng OM MA NI PAD ME HUM. Âm thanh này đến khi rõ ràng và vang vọng sẽ sinh ra tiếng nổ Lôi Chấn Âm. Khi tiếp tục tu thì hành giả sẽ đi đến trạng thái dứt dòng nghe bên trong để chuyển hóa đến chỗ không nghe. Trong quá trình dứt dòng nghe đến không nghe sẽ sinh ra hiện tượng nổ Lôi Chấn Âm và sau tiếng nổ đó là sự  lan tỏa êm dịu, nhẹ nhàng của tiếng Hải Triều Âm. Tu đến một ngày hành giả ở trong trạng thái tĩnh lặng, không biết ta không biết người, mất năng mất sở, năng giác sở giác đều mất cả. Lúc đó, mình chính là hư không, hư không cũng chính là mình là hành giả đạt đến trạng thái an lạc tuyệt đối, không còn tồn tại bản ngã, tánh biết vẫn rõ ràng mà không còn bị nhiễm ô.

Khi đến đẳng cấp không nghe, Minh sư sẽ thọ pháp Quán Quang để các vị thấy lại được vụ nổ từ ngàn xưa và các vị thấy được năng lượng A Di Đà nhưng chỉ ở tần số thấp mà thôi. Tùy theo nghiệp chướng của mỗi người mà năng lượng ánh sáng này sáng ít sáng mờ mờ hay phát sáng mạnh mẽ. Khi các vị tu đạt được âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm thì tùy theo năng lực tu hành mà các vị sẽ cảm nhận được mình đang ở cảnh giới nào.

THƯỢNG TẦNG: Tầng Vô sắc giới – hành giả sẽ hiểu rõ bản chất của năng lượng kết tập lại thành một bản ngã khi bản ngã tan rã là trở về vô ngã lúc này không còn ta người không còn năng sở “năng-văn, sở-văn” và “năng-giác, sở-giác đều không” đều bị dứt trừ trọn vẹn; năng-không và sở-không hoàn toàn tiêu mất. Có những âm thanh ở tần số cao nhưng không thể diễn tả bằng ngôn ngữ mà hành giả tu đến đó sẽ tự khắc biết.

Thượng tầng gồm pháp môn Chuyển Hóa Năng Lượng nhưng sự chuyển hóa này cũng lồng vào trong vận chuyển năng lượng ở các pháp môn khác nhất là pháp môn Quán Âm. Khi tu đến thượng tầng là các vị đã vượt qua tầng âm thanh Thắng Bỉ Thế Gian Âm nhờ vào sự chuyển hóa năng lượng từ năng lượng vật chất lên năng lượng vũ trụ và chuyển hóa từ năng lượng vũ trụ xuống năng lượng vật chất. Nếu không có pháp môn Chuyển Hóa Năng Lượng thì không vận chuyển được năng lượng để chuyển đổi giữa năng lượng trong nội thể ta với năng lượng vũ trụ. Chính vì vậy mà pháp Chuyển Hóa Năng Lượng vô cùng quan trọng để giúp chuyển hóa được các tầng âm thanh để đi đến hòa nhập ánh sáng A Di Đà. Đến tầng này các vị chỉ nghe tiếng Lôi Chấn Âm như tiếng nổ sấm sét và ánh sáng lúc vũ trụ hình. Sau tiếng nổ Lôi Chấn Âm sự va chạm năng lượng sẽ dần hạ nhiệt và chuyển hóa thành âm thanh Hải Triều Âm êm dịu. Như chiếc máy bay bay vào đám mây bão, xung quanh chỉ toàn là tiếng sét nổ ầm ầm cùng với ánh sáng sáng rực từ những tia sét đó. Nhưng khi máy bay bay qua vùng bão rồi thì bầu trời quang đãng, êm dịu và nhẹ nhàng. Trong tiếng Lôi Chấn Âm cũng có nhiều tầng âm khác nhau mà chỉ có người tu ở đẳng cấp này mới cảm nhận được.

Sau khi đạt đến cảnh giới cuối cùng của tất cả các tầng âm thanh, Minh sư thọ pháp Quán Quang để mở hẳn huyệt trên đỉnh đầu cho các vị  thì năng lượng bản thể của các vị sẽ hòa nhập vào năng lượng vũ trụ hay hòa nhập năng lượng A Di Đà. Khi bản ngã tan ra là trở về vô ngã. Những ngày tháng còn lại của các vị sẽ chỉ dịu dàng, nhẹ nhàng và êm dịu trong tiếng Hải triều Âm. Đến đây các vị sẽ không còn dính dự đến thế gian hay dính dự với vạn vật vũ trụ này vì lúc này ta đã là vũ trụ, vụ trụ là ta. Ta là ánh sáng. Ta là âm thanh.  

Khi tu đến cảnh giới hòa nhập vào Đại Ngã là hành giả đã hoàn tất tiến trình tu hành từ chúng sanh vô minh đến sự giải thoát hoàn toàn. Tiến trình tu từ chúng sanh vô minh đến khi thành Phật hay từ tiểu vũ trụ trở về đại vũ trụ là một tiến trình của sự thực nghiệm bằng các phương pháp để giải quyết nghiệp trong chính tâm thức mỗi người. Đây là sự thật chứ không phải những lời nói suông bằng miệng hay những lời hứa ảo mà cho rằng giải thoát trong khi tâm tội lỗi, nghiệp chướng, nợ nần vẫn còn đầy dẫy thì làm sao thoát được.

Cũng nói thêm để mong rằng các quý vị nào từ trước đến giờ nghe thần chú OM MA NI PAD ME HUM cho là của Quan Âm thì cũng đúng. Nhưng Quan Âm ở đây chính là âm thanh (chứ không phải hình tượng một vị nào cả) và OM MA NO PAD ME HUM chính là âm thanh của âm thanh Quan Âm mà được hình tượng hóa lên. Nên tiếng OM MA NI PAD ME HUM là âm thanh nghe bên trong là âm thanh của tự tánh chứ không phải âm thanh đọc niệm bằng miệng và nghe bằng tai mà cho rằng sẽ đạt cảnh giới thì không sao có được. Đó chỉ là sự ảo tưởng tự lừa chính mình mà thôi. Như câu niệm A Di Đà Phật là Phật chỉ chúng sanh phải quy về hòa nhập năng lượng nguyên bản của vũ trụ chứ không có một ông Phật A Di Đà để tụng niệm. Như Lục Tổ nói: “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là phải hành nơi tâm, không phải tụng ở miệng. Miệng tụng mà tâm chẳng hành như huyễn hóa, như sương như điện. Miệng niệm mà tâm hành ắt tâm và miệng hợp nhau, bản tánh là Phật, lìa tánh không riêng có Phật. Người mê miệng nói. Người trí tâm hành.” (Phẩm Bát Nhã – Pháp Bảo Đàn Kinh)

OM MA NI PAD ME HUM hay A DI ĐÀ PHẬT đều là năng lượng âm thanh và ánh sáng nguyên bản của vũ trụ và mỗi quý vị đều là một phần của năng lượng nguyên bản đó thì quý vị phải làm sao để trở về lại được năng lượng đó gọi là giải thoát. Từ giải thoát cũng chỉ là một khái niệm để chúng ta dễ hình dung mà thôi. Chúng ta phải hiểu, vũ trụ được hình thành như thế nào thì ta là một tiểu vũ trụ cũng được hình thành giống như vậy. Từ tiểu vũ trụ muốn trở về lại đại vũ trụ thì phải đi ngược dòng lại nên âm thanh và ánh sáng đó xuất phát từ trong quá trình tu tập. Là Âm Thanh và Ánh Sáng ở bên trong chứ không phải tụng niệm bằng miệng nghe bằng tai âm thanh bên ngoài. Muốn trở về lại Nguồn Cội mỗi hành giả đều phải đi qua âm thanh và ánh sáng. Quý vị phải nghiệm lại rằng, mọi vấn đề phải được giải quyết bên trong, phải quay vào bên trong chứ không phải nương tựa, tìm cầu bên ngoài mà thành Phật hay đạt được cảnh giới. Đây là cảnh giới cao của người tu hành mà không phải ai cũng thực chứng được. Chỉ có vị Minh sư là người tu thực chứng được những cảnh giới mới hướng dẫn cho quý vị đúng con đường trở về. Về lý – sự của vị Minh sư sẽ đưa các vị “Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật. Chọn lá tìm cành ta chẳng đương”.

Các vị cũng đừng vì những chức vụ, danh lợi đang có hay chỉ đọc thuộc qua kinh điển mà tự lừa mình lừa người còn sự thật thì không đạt được cảnh giới cũng như không hiểu được nội năng của Chư Phật. Hiện nay có nhiều dịch giả dịch hay viết được một vài quyển kinh quyển sách rồi dựa vào đó để thuyết giảng rồi được tôn sùng là Phật và cũng tự cho mình là Phật. Nhưng không có một sự thực chứng về các cảnh giới hay đẳng cấp tu hành nào cũng không có giáo lý và phương pháp để giúp chúng sanh tu hành thành Phật. Điều đó các vị đã tạo ra cho chúng sanh một sự ảo tưởng về đường lối tu hành thì chính các vị đã gây ra biết bao tội lỗi và nghiệp chướng. Nếu chỉ nói suông mà thành Phật thì các Phật các Tổ cần gì phải chết lên chết xuống để tìm chân lý hay cần gì phải hành thiền. Rõ ràng rằng Phật Thích Ca ngồi dưới cội cây Bồ đề thiền định, Tổ Bồ Đề Đạt Ma cửu long diện bích thiền định suốt chín năm, Lục tổ Huệ Năng cũng dạy tọa thiền, thiền định dạy mọi người phải quay về phật tánh (Phẩm thứ năm – Tọa Thiền – Pháp Bảo Đàn Kinh). Nếu khi lừa dối chúng sanh mà các vị thấy đầu nóng lên hay không, các vị không thực chứng mà các vị nói thực chứng thì các vị có thấy đầu mình nóng lên rần rần hay không, nửa đêm các vị có giật mình sợ hãi về những tội lỗi đó không. Lửa đã đốt lên đầu các vị rồi đó. Đừng để những ảo tưởng đó đánh lừa các vị nữa.

Các vị hãy bỏ đi bản ngã bỏ đi những danh vọng hão huyền để tìm về cái chân thật nhất. Đó là bước đường tìm về Chư Phật tìm về Minh sư để sám hối.

Các vị hãy chiêm nghiệm và nhận định lại trong chính tâm thức của các vị ngay khi còn có thể. “Tại tâm làm, tại thân chịu”. Kiếp người quý lắm vì chỉ khi làm thân người mới có thể nhận chân được Phật pháp để tu hành. Làm người chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là nhận ra phật tánh và tu hành trở về với phật tánh tròn đầy, trong sáng đó. Các vị hãy sống cho xứng đáng giá trị kiếp người để khi nhắm mắt chào thế giới này ra đi thì cả thế giới phải ngã mũ tri ân tri nghĩa dành cho các vị, Chư Thiên cũng phải rải hoa cúng dường cho các vị.

Thề nguyện đoạn:

Nguyện đoạn nhứt thiết ác.

Nguyện tu nhứt thiết thiện.

Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh.

Nguyện thành phật đạo.